1.THÀNH PHẦN
1.1 Mỗi 1 ml dung dịch thuốc tiêm có thành phần là gì ?
Vitamin C hàm lượng 500 mg
Tá dược vừa đủ 1 ống tiêm 5 ml.
2.CÔNG DỤNG – CHỈ ĐỊNH
2.1 Công dụng của thuốc Cevit 500mg là gì ?
Vitamin C hay còn gọi là acid ascorbic tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể, giúp tăng hấp thu sắt ở dạ dày, chống oxy hóa bằng cách trung hòa các gốc tự do, làm bền vững thành mạch máu và giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trước vi sinh vật, chất độc.
2.2 Chỉ định dùng thuốc Cevit 500mg cho những bệnh gì ?
Thuốc Cevit 500mg được chỉ định trong các trường hợp sau:
Phòng và điều trị bệnh Scorbut.
Chảy máu, thành mạch dễ vỡ do thiếu Vitamin C.
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
Thiếu máu do giảm hấp thu sắt ở ruột.
Ngăn ngừa cúm, phòng chống ung thư.
Phối hợp với các thuốc chống dị ứng.
3.CÁCH DÙNG – LIỀU DÙNG CỦA Cevit 500mg
Vitamin C thông thường được sử dụng đường uống tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh nhân không thể uống được mới sử dụng dạng tiêm. Khi dùng đường tiêm, tốt nhất là nên tiêm bắp mặc dù thuốc có gây đau tại nơi tiêm.
Thuốc Cevit 500mg được sử dụng đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp được thực hiện bởi nhân viên y tế có chuyên môn. Bệnh nhân không được tự ý thực hiện việc sử dụng thuốc này khi không được hỗ trợ bởi cán bộ y tế.
Liều lượng do nhà sản xuất khuyến cáo:
Bệnh thiếu vitamin C (scorbut):
Dự phòng: 25 – 75 mg mỗi ngày (người lớn và trẻ em).
Ðiều trị: Người lớn: Liều 250 – 500 mg/ngày chia thành nhiều liều nhỏ, uống ít nhất trong 2 tuần; Trẻ em: 100 – 300 mg/ngày chia thành nhiều liều nhỏ, uống ít nhất trong 2 tuần.
Phối hợp với desferrioxamine để tăng thêm đào thải sắt (do tăng tác dụng chelat – hóa của desferrioxamin) liều vitamin C: 100 – 200 mg/ngày.
Methemoglobin – huyết khi không có sẵn xanh methylen: 300 – 600 mg/ngày chia thành liều nhỏ.
Bạn không được tự ý dùng thuốc tiêm hoặc tự ý thay đổi liều lượng để tránh gây ra các tác dụng không mong muốn.
Cách dùng thuốc hiệu quả:
Chú ý lắc đều ống tiêm trước khi sử dụng và chỉ dùng nếu dung dịch trong suốt, không màu đến màu vàng nhạt.
Liều dùng và cách dùng có thể xác định theo từng bệnh nhân và được điều chỉnh trong quá trình điều trị dựa trên độ nặng của tình trạng thừa sắt ở bệnh nhân. Nên dùng liều thấp nhất mà có hiệu quả.
4.CHỐNG CHỈ ĐỊNH
4.1 Không dùng vitamin C liều cao trong các trường hợp sau:
Người bị thiếu hụt glucose – 6- phosphat dehydrogenase (G6PD).
Người có tiền sử sỏi đường tiết niệu.
Rối loạn chuyển hóa oxalat.
Bệnh thalassemia (tăng nguy cơ hấp thu sắt).
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về chống chỉ định dùng thuốc, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
5.TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
5.1 Tác dụng phụ gặp phải khi dùng thuốc Cevit 500mg là gì ?
Các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Cevit 500mg là: Sỏi thận, tăng oxalat niệu; Buồn nôn, nôn, ợ nóng; Co cứng cơ bụng; Mệt mỏi, đỏ bừng mặt; Nhức đầu, chóng mặt; Buồn ngủ; Tiêu chảy, đau bụng; Đau cạnh sườn; Thiếu máu tan máu; Loét dạ dày – tá tràng.
Nếu như người bệnh cảm thấy xuất hiện bất kỳ biểu hiện hay triệu chứng nào bất thường trên cơ thể và sức khỏe của bản thân, hãy đến thông báo ngay với bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất và phương pháp điều trị thích hợp.
6.THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG THUỐC Cevit 500mg
Dùng vitamin C đường tiêm tĩnh mạch liều cao trong thời gian dài có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, do đó có thể phải tăng liều để duy trì hiệu quả điều trị.
Dùng liều cao vitamin C trong khi mang thai đã dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh.
Tiêm tĩnh mạch liều cao dễ gây tan máu, giảm độ bền của hồng cầu, có thể dẫn đến xỉu nhất thời hoặc chóng mặt, và có thể gây ngừng tim, hiếm khi gây ra sốc phản vệ.
Dùng liều cao vitamin C tiêm tĩnh mạch hoặc uống cho bệnh nhân bị thiếu hụt G6PD sẽ làm tăng nguy cơ tan máu do đó chống chỉ định sử dụng thuốc vitamin C trên đối tượng này.
Reviews
There are no reviews yet.