1.Thành phần
Thành phần: Thuốc Furosemid 20mg/2ml Vinphaco có chứa các thành phần chính bao gồm:
- Furosemid có hàm lượng 20mg.
- Ngoài ra còn có một số tá dược khác vừa đủ 2ml.
Dạng bào chế: Thuốc được bào chế dạng dung dịch tiêm.
2.Tác dụng – Chỉ định của thuốc Furosemid 20mg/2ml Vinphaco
2.1 Tác dụng của thuốc Furosemid 20mg/2ml Vinphaco
Furosemid thuộc nhóm thuốc lợi tiểu quai với cơ chế như sau: Furosemid tác dụng lên nhánh lên của quai Henle, từ đó làm tăng thải trừ nước do bị kéo theo bởi ion Na+, Cl-, K+.
2.2 Chỉ định của thuốc Furosemid 20mg/2ml Vinphaco
Trường hợp bệnh nhân bị phù chân, tay, mặt, toàn thân, phù phổi, phũ não, phù do suy giảm chức năng thận, gan, tim.
Trường hợp bệnh nhân bị cao huyết áp từ nhẹ đến trung bình, có thể sử dụng phối hợp với các thuốc khác.
Trường hợp bệnh nhân bị suy thận cấp/mạn tính, ngộ độc barbiturat, thiểu niệu thì sử dụng liều cao.
3.Liều dùng – Cách dùng thuốc Furosemid 20mg/2ml Vinphaco
3.1 Liều dùng thuốc Furosemid 20mg/2ml Vinphaco
Đối với người lớn, mỗi ngày sử dụng từ 20-40 mg, tùy tình trạng của từng bệnh nhân mà có thể lặp lại liều này sau 2h.
Đối với trẻ em: mỗi ngày sử dụng từ 0,5-1mg/kg cân nặng.
Đối với bệnh nhân suy thận cấp/ mạn tính:
- Liều khởi đầu: mỗi ngày sử dụng 240mg, pha loãng với 250ml nước muối sinh lý hoặc dung dịch Ringer truyền tĩnh mạch trong 1h.
- Sau 1h, nếu đáp ứng không đủ thì có thể truyền tiếp 500mg.
- Sau 1h tiếp theo mà vẫn không cho đáp ứng đủ thì truyền tiếp 1000mg trong 4h.
- Nếu không có đáp ứng hiệu quả, bệnh nhân nên lọc thận nhân tạo.
3.2 Cách dùng thuốc Furosemid 20mg/2ml Vinphaco
Thuốc Furosemid 20mg/2ml Vinphaco được bào chế dạng dung dịch tiêm nên bệnh nhân sử dụng thuốc bằng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm.
4.Chống chỉ định
Chống chỉ định đối với bệnh nhân đã từng dị ứng khi sử dụng các thuốc có thành phần tương tự như Furosemid.
Bệnh nhân đang trong trạng thái hôn mê gan, xơ gan, suy thận do ngộ độc, rối loạn điện giải thì không nên sử dụng.
5.Tác dụng phụ
Ngoài những tác dụng để điều trị bệnh đã nói trên, bệnh nhân cũng không thể tránh khỏi một số các tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc Furosemid:
Trên tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn,…
Rối loạn thị giác: mờ mắt, hoa mắt,…
Mất cảm giác, rối loạn điện giải, hạ huyết áp tư thế đứng, tăng acid uric máu, tăng nhạy cảm với ánh sáng,…
Khi sử dụng liều cao, bệnh nhân có thể cảm thấy khát nước, đi tiểu nhiều, mệt, ù tai. Hoặc nặng hơn là bệnh tủy xương, nổi mẩn.
6.Tương tác
Trong quá trình điều trị có sử dụng thuốc Furosemid, bệnh nhân đồng thời sử dụng cùng với một số thuốc hoặc thực phẩm chức năng khác, có thể xảy ra tương tác làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh:
7.Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Đối với với lọ thuốc đã hết hạn, thay đổi màu sắc phải vứt bỏ cẩn thận trong thùng rác y tế và không được phép sử dụng.
Trong quá trình sử dụng, cần thường xuyên kiểm tra nồng độ các chất điện giải trong cơ thể.
Đối với người cao tuổi, người mắc bệnh đái tháo đường, phì đại tuyến tiền liệt, xơ gan cần thận trọng trong khi sử dụng thuốc.
Bệnh nhân được bác các y bác sĩ tiêm truyền và cần được theo dõi sau khi sử dụng thuốc.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Furosemid có thể qua được hàng rào nhau thai vì vậy không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Đối với phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng trong sử dụng vì có thể ảnh hưởng đến điện giải của trẻ.
7.3 Bảo quản
Thuốc chưa sử dụng không nên bỏ ra ngoài bao bì của thuốc, tránh gây ẩm mốc, tránh để vi khuẩn xâm nhập.
Bảo quản ở nhiệt độ từ 25 – 30 độ C.
Không nên dự trữ quá nhiều thuốc trong nhà để tránh trường hợp thuốc quá hạn sử dụng và phải vứt bỏ lãng phí.
Để xa tầm tay trẻ em để tránh chúng có thể đùa nghịch uống phải.
Reviews
There are no reviews yet.